Header Ads

Header ADS

Hãy nhớ khi thiên hạ không phản ứng không có nghĩa là thiên hạ không biết gì

Điều đáng nói hơn là không chỉ những sự vụ sự việc đình đám mới gây nên sở thích tìm niềm vui có vẻ "thú" như vậy. Cuộc sống bây giờ có nhiều kẻ tự cho mình là đức độ hơn người, thông minh hơn người...thậm chí thành thị hơn người để sẵn sàng nhục mạ người khác một cách hả hê. Họ quên một điều rằng, thiên hạ không phản ứng không có nghĩa là thiên hạ không biết gì. Thậm chí thiên hạ còn biết nên xếp những kẻ hả hê mất nhân tính đó đứng ở nhóm nào. Phải chi họ nên nhìn rộng ra một chút để biết mình là ai trong mắt cộng đồng thì cuộc sống có lẽ sẽ tốt hơn.
Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ



TTCT - “Con người được sinh ra để vui. Nếu họ không vui được về cái đẹp của bản thân thì sẽ vui về cái xấu xí của người khác” (Franz Schönthan von Pernwaldt).

Hai bảo mẫu Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý bị tòa tuyên án 3 năm tù giam vì tội bạo hành trẻ em (ngày 20-1-2014), trước Tết Nguyên đán đúng 11 ngày. Đọc những phản ứng của cư dân mạng sau khi phiên tòa xảy ra, một loại bình luận làm tôi chú ý, bởi chúng có điểm khác. Ví dụ, bình luận này được 15.000 likes: “Lý cho rằng không biết hành vi của mình là phạm tội mà chỉ muốn các cháu bé được ăn uống đầy đủ, ngoan ngoãn :)) anh cũng muốn hai em được ngoan”.
Một người khác phụ họa: “Giao hai cô này để mình trông giúp cho”.
Bình luận này cũng được 5.000 likes: “Ăn tết vui vẻ sau song sắt nhé hai em:)”.
Hai bảo mẫu Phương và Lý đã trở thành Internet meme, những tấm hình chèn chữ được cho là “vui nhộn” lan tỏa trên mạng như virút. Trở thành meme là minh chứng chắc chắn nhất cho sức hấp dẫn của một sự việc - nó chinh phục được cộng đồng mạng, làm họ thích thú và hào hứng để trình diễn sự “sáng tạo” của mình. Chế ảnh về hai cô bảo mẫu trở thành thời thượng, nó đóng góp cho “kho tàng văn hóa” mạng. Ai muốn sành điệu, người đó tham gia.
Các ảnh chế được một số tờ báo đăng lại một cách vô tư. Có tờ chạy một bài dài với các ảnh “xuất sắc” nhất. Trong một ảnh, một người đàn ông tóc tai bù xù giơ hai tay phát biểu: “Cô bảo mẫu này lên hình như thế, vậy là suốt đời sẽ không lấy được chồng nữa đâu nhỉ”. Tác giả bài báo xác nhận: “Câu nói đùa của dân mạng nhưng cũng là sự thật: vết nhơ này sẽ theo suốt cuộc đời của các bảo mẫu”.
Trong một ảnh chế khác, vẽ hình hai cô bảo mẫu đầu cúi gằm, đứng trước tường, bên trên là dòng chữ: “Là người Việt Nam lương thiện, tôi muốn pháp luật trả tự do cho đôi này”, và bên dưới là dòng chữ: “Từ độ cao 1.000m”.
Cứ như thể có thể nghe được tiếng cười khoái trá của đám đông vọng ra.
Những niềm vui thiệt hại
Chúng ta nhìn thấy điều gì ở đây? Một sự hài lòng, sung sướng, hả hê trước số phận của hai bảo mẫu. Người Đức dùng chữ Schadenfreude để chỉ cảm xúc này, kết hợp hai chữ Schaden (thiệt hại) và Freude (niềm vui). Niềm vui về cái bất hạnh, cái không may, cái tai họa, người ta vui chính vì cái tai họa đó rơi vào đầu người khác.
Có thể gọi đó là một niềm vui độc địa. Nó có thể kín đáo (ta thầm khoái trá khi thấy tay hàng xóm bị đâm móp chiếc ôtô mới tậu), hoặc có thể được phô trương không ngần ngại, trở thành giễu cợt, chế nhạo, châm biếm, được thông báo thẳng cho đối phương mà không cần che giấu. Triết gia Arthur Shopenhauer cho rằng niềm vui này là cảm xúc ma quỷ nhất mà người ta có thể có: “Ghen tị là một phần của con người, nhưng thưởng thức niềm vui trên nỗi đau của người khác thì là ma quỷ”.
Những bình luận “vui vẻ” về hai bảo mẫu chỉ là phần nổi của tảng băng chìm khổng lồ. Vui khi người khác bị nhục và vui khi làm nhục người khác, đó là hai mặt của một đồng xu. Hiện tượng này phổ biến trong xã hội hơn là chúng ta tưởng và nhiều khi chúng ta tham dự vào nó một cách vô thức. Nó được thể hiện rõ nhất, công khai nhất, rộng khắp nhất, yêu thích nhất qua các chương trình truyền hình thực tế, khi nhiều thí sinh tối tối trở thành những chú hề bất đắc dĩ, thành trò cười cho hàng chục triệu người khắp cả nước.
Được tạo bởi Blogger.