Gừng, ớt, tỏi và mayu?
Nguồn: Fb cô Vũ Kim Hạnh
GỪNG
ỚT TỎI VÀ MAYU ?
Tôi lưu số điện thoại của cô gái Nhật,Mayu Ino, bằng 1 ký hiệu :
YTN cho dễ nhận ra. YTN là yêu thiên nhiên. Cô gái Nhật này là chủ nhiệm 1
dự án hỗ trợ nông dân canh tác hữu cơ có tên Seed to table VN, gắn bó với Việt
Nam từ rất lâu, từ 1997 và nay là “bạn nhậu” với nông dân làm rau hữu cơ ở 2
huyện ven biển Bình Đại và Ba Tri tỉnh Bến Tre. Nói vậy chứ Mayu không nhậu
nhiều, các anh chị nông dân gọi vậy để tỏ lòng yêu quí thôi. Giớ Mayu là bạn cà
phê với tôi mỗi cuối tuần ghé qua thành phố.
Mayu kể tỉ mỉ quá trình gian nan hướng dẫn nông dân làm rau hữu cơ, kỷ luật ngặt nghèo nhưng cô khẳng định, nông dân theo được, miễn mình sát cánh, hết lòng chỉ dẫn cho họ. Cô mở máy, quẹt quẹt nhanh như chớp hình ảnh kèm theo lời kể chuyện-bằng tiếng Việt nhé-cũng nhanh và mạch lạc, thỉnh thoảng chen tràng cười dài sảng khoái kiểu Nhật.
Nhưng bên cạnh tất cả thông tin kỷ thuật, tôi.thích cô gái Nhật này vì cô quá yêu thiên nhiên Việt Nam. Cô khoe những đĩa mứt dừa nhiều màu thiên nhiên: cam của gấc, xanh của lá dứa, tím của lá cẩm mà cô mang đi chào để xuất khẩu ở 1 Hội chợ thực phẩm Hàn Quốc (cô hướng dẫn cho các chị nông dân Bến Tre chế biến đúng kiểu sinh thái). Cô nói, nhiều người hiểu chưa đầy đủ về hai từ hữu cơ đó chị. Ví dụ họ nghĩ, hữu cơ là hoàn toàn không có hóa chất. Chưa đủ. Hữu cơ là theo thiên nhiên, hài hòa, bảo vệ thiên nhiên. Mà thiên nhiên luôn ẩn chứa nhiều bí ẩn học hoài không hết. Mình phải tìm hiểu, phải học để bảo tồn những giá trị quý từ thiên nhiên. Không phải loại côn trùng nào cũng gây hại và nhiều lần, Mayu cùng các bạn nông dân “nuôi” những loại ấu trùng để phân biệt cách xử lý thuận theo thiên nhiên . Hiện nay, nông dân có thói quen : thuốc sâu nào càng độc, xit phát sâu rầy chết ngay là nông dân càng ưa thích. Chất độc hủy hoại thiên nhiên, hủy hoại sức khỏe người dùng khủng khiếp. Mayu nói, canh tác hữu cơ cho những giải pháp hiệu quả và tốt hơn nhiều: các loại “thuốc thảo mộc” được ủ, ngâm, xay, hòa với nước thành dung dịch trừ sâu bằng gừng, ớt, tỏi, xã, trời, nó cay chết chết cay thấy trời đó chị (cô suýt soa) còn hạt cây soan, hat của cây...cây gì, Mayu đưa xem hình và nói chưa biết tên, tôi bật cười, cây bình bát chứ gì, nó mọc đầy bờ ao đó Mayu. Mayu cũng hướng dẫn cho nông dân trồng cúc và nhiều loại hoa sặc sở để dẫn dụ hay xua đuổi côn trùng rất...mầu nhiệm. Cô cực kỳ lý thú khi nói đến câu chuyện tìm và bảo tồn những giống cây đặc sắc bản địa của từng vùng đất cụ thể. Mayu nói hơn to hơn giọng nhỏ nhẹ bình thường: Giữ cho được những giống cây bản địa là giữ được mạch sống, sinh mệnh từng vùng đất,việc này đáng làm suốt đời đó chị.
Tôi kể về phiên chợ Xanh- Tử Tế mà BSA sẽ tổ chức vào cuối tuần. Mayu sáng mắt lên: em đưa nông dân Bình Đại và Ba Tri của em về dự được không? Rồi cô nói nhanh như gỡ nỗi lo nào đó cô dự đoán phía tôi, em tự lo tiền xe đưa nông dân của em về, chị không lo. Không, tôi cảm động rớt nước mắt trước tình cảm của cô dành cho nông dân...của cô, tôi muốn được đón em và các nông dân Bến Tre về dự phiên chợ chứ. Chia tay, tôi ôm em trong im lặng thay cho lời cám ơn. Sau lưng em, ngẫu nhiên chiếc tivi trên tường quán cà phê đang chiếu cảnh bờ biển Huế la liệt cá chết phơi trắng bụng trắng một màu chết chóc. Bọn vô lương thản nhiên thi hành quyền thải những chất kịch độc tàn phá thiên nhiên và sinh kế dân tôi. Xem ra khó có ai làm gì được bọn chúng? Cô gái Nhật này thì nhiều năm nay đã lặng lẽ đi tùm, đi tìm để phục hồi các giống cây bản địa Việt Nam và gieo mầm một kiểu làm ăn mới theo đúng nhịp tiến bộ của nhân loại văn minh, canh tác hữu cơ sinh học.
Các bạn có thể đến với Phiên chợ Xanh Tử Tế diễn ra trong 2 ngày 23 và 24/4 tại 163 Pasteur, Q3 để gặp cô gái Nhật yêu thiên nhiên Mayu Ino và những nông dân Bến Tre của cô, với các sản phẩm hữu cơ của họ (và nhiều người nông dân từ hơn 10 tỉnh thành cả nước)
Ảnh:Mayu giới thiệu hình ảnh canh tác hữu cơ tại 2 huyện, Bến Tre. Và ảnh Cây Bình Bát trị sâu rầy của Mayu.
Mayu kể tỉ mỉ quá trình gian nan hướng dẫn nông dân làm rau hữu cơ, kỷ luật ngặt nghèo nhưng cô khẳng định, nông dân theo được, miễn mình sát cánh, hết lòng chỉ dẫn cho họ. Cô mở máy, quẹt quẹt nhanh như chớp hình ảnh kèm theo lời kể chuyện-bằng tiếng Việt nhé-cũng nhanh và mạch lạc, thỉnh thoảng chen tràng cười dài sảng khoái kiểu Nhật.
Nhưng bên cạnh tất cả thông tin kỷ thuật, tôi.thích cô gái Nhật này vì cô quá yêu thiên nhiên Việt Nam. Cô khoe những đĩa mứt dừa nhiều màu thiên nhiên: cam của gấc, xanh của lá dứa, tím của lá cẩm mà cô mang đi chào để xuất khẩu ở 1 Hội chợ thực phẩm Hàn Quốc (cô hướng dẫn cho các chị nông dân Bến Tre chế biến đúng kiểu sinh thái). Cô nói, nhiều người hiểu chưa đầy đủ về hai từ hữu cơ đó chị. Ví dụ họ nghĩ, hữu cơ là hoàn toàn không có hóa chất. Chưa đủ. Hữu cơ là theo thiên nhiên, hài hòa, bảo vệ thiên nhiên. Mà thiên nhiên luôn ẩn chứa nhiều bí ẩn học hoài không hết. Mình phải tìm hiểu, phải học để bảo tồn những giá trị quý từ thiên nhiên. Không phải loại côn trùng nào cũng gây hại và nhiều lần, Mayu cùng các bạn nông dân “nuôi” những loại ấu trùng để phân biệt cách xử lý thuận theo thiên nhiên . Hiện nay, nông dân có thói quen : thuốc sâu nào càng độc, xit phát sâu rầy chết ngay là nông dân càng ưa thích. Chất độc hủy hoại thiên nhiên, hủy hoại sức khỏe người dùng khủng khiếp. Mayu nói, canh tác hữu cơ cho những giải pháp hiệu quả và tốt hơn nhiều: các loại “thuốc thảo mộc” được ủ, ngâm, xay, hòa với nước thành dung dịch trừ sâu bằng gừng, ớt, tỏi, xã, trời, nó cay chết chết cay thấy trời đó chị (cô suýt soa) còn hạt cây soan, hat của cây...cây gì, Mayu đưa xem hình và nói chưa biết tên, tôi bật cười, cây bình bát chứ gì, nó mọc đầy bờ ao đó Mayu. Mayu cũng hướng dẫn cho nông dân trồng cúc và nhiều loại hoa sặc sở để dẫn dụ hay xua đuổi côn trùng rất...mầu nhiệm. Cô cực kỳ lý thú khi nói đến câu chuyện tìm và bảo tồn những giống cây đặc sắc bản địa của từng vùng đất cụ thể. Mayu nói hơn to hơn giọng nhỏ nhẹ bình thường: Giữ cho được những giống cây bản địa là giữ được mạch sống, sinh mệnh từng vùng đất,việc này đáng làm suốt đời đó chị.
Tôi kể về phiên chợ Xanh- Tử Tế mà BSA sẽ tổ chức vào cuối tuần. Mayu sáng mắt lên: em đưa nông dân Bình Đại và Ba Tri của em về dự được không? Rồi cô nói nhanh như gỡ nỗi lo nào đó cô dự đoán phía tôi, em tự lo tiền xe đưa nông dân của em về, chị không lo. Không, tôi cảm động rớt nước mắt trước tình cảm của cô dành cho nông dân...của cô, tôi muốn được đón em và các nông dân Bến Tre về dự phiên chợ chứ. Chia tay, tôi ôm em trong im lặng thay cho lời cám ơn. Sau lưng em, ngẫu nhiên chiếc tivi trên tường quán cà phê đang chiếu cảnh bờ biển Huế la liệt cá chết phơi trắng bụng trắng một màu chết chóc. Bọn vô lương thản nhiên thi hành quyền thải những chất kịch độc tàn phá thiên nhiên và sinh kế dân tôi. Xem ra khó có ai làm gì được bọn chúng? Cô gái Nhật này thì nhiều năm nay đã lặng lẽ đi tùm, đi tìm để phục hồi các giống cây bản địa Việt Nam và gieo mầm một kiểu làm ăn mới theo đúng nhịp tiến bộ của nhân loại văn minh, canh tác hữu cơ sinh học.
Các bạn có thể đến với Phiên chợ Xanh Tử Tế diễn ra trong 2 ngày 23 và 24/4 tại 163 Pasteur, Q3 để gặp cô gái Nhật yêu thiên nhiên Mayu Ino và những nông dân Bến Tre của cô, với các sản phẩm hữu cơ của họ (và nhiều người nông dân từ hơn 10 tỉnh thành cả nước)
Ảnh:Mayu giới thiệu hình ảnh canh tác hữu cơ tại 2 huyện, Bến Tre. Và ảnh Cây Bình Bát trị sâu rầy của Mayu.