Chuyện về "cục vàng" đầu tiên của Truyền hình báo Tuổi Trẻ
Lần đầu tiên, giới báo chí cả nước biết đến báo Tuổi Trẻ có "biết" làm truyền hình và còn làm truyền hình ...được vàng nữa.
Nhắc lại là không quên những buổi họp sôi nổi bàn kịch bản với anh Dương Thành Truyền (nguyên phó tổng biên tập) - người đã đặt hàng và theo sát tiến độ thực hiện, những cái "meo" thắc mắc của trưởng phòng Hoài Lê , không thể quên những ngày rét căm căm đội mưa với nhóm Chắp cánh ước mơ của chị Nguyễn Nguyễn Phan Quế Mai, toát mồ hôi cùng các bé bệnh nhi vì góc nhìn của anh quay phim Hữu Hạnh, những ngày vật vã cùng Buong Nguyen rồi tất cả đổ sông vì máy dựng bị phân mảnh ổ cứng và phải chờ máy sắp xếp lại dữ liệu mới được làm tiếp trong khi hạn đem phim đi thi đã cận kề.
Làm sao quên được những ngày mình ôm thành phẩm đi gặp các đạo diễn tên tuổi trong nghề chiếu phim cho họ xem và xin được góp ý. Rồi những ngày cùng Oanh Tố Oanh bàn ý tưởng, lên kịch bản, chạy thủ tục xuất bản gửi phim đi Mỹ, xuống mộ Thuý "tham khảo" ý kiến, tìm nhạc...
rồi cùng Huynh Tran Thi Ngon bàn cách viết lời bình. Mời anh Trọng Thanh Vũ thể hiện lời bình...để đến khi phim được Hội nghị Ung thư thế giới chọn ra từ hơn 100 phim tham gia chương trình đó vẫn chưa được thở phào.
Cuối năm 2008 khi liên hoan truyền hình phát động mình đã mạnh dạn đề nghị trưởng phòng cho đem đi dự thi.
Thông lệ của Liên hoan là đơn vị nào có phim dự thi cũng đều có người tham gia hoạt động chuyên môn này. Nhưng báo Tuổi Trẻ là đơn vị duy nhất gửi phim dự thi mà không có người đến Liên hoan. Thậm chí, khi phim được Huy chương vàng là mong muốn của tất cả những đơn vị làm truyền hình thì "Ước mơ của Thuý" phải nhờ người đi nhận giải giùm.
Dẫu vậy, mỗi lần nhắc tới thì "Ước mơ của Thuý" vẫn là phim đem lại sự ấm áp nhất với nghề. Cái huy chương vàng duy nhất (sau này có hcv nhưng biểu trưng toàn bằng meka, không có vàng) đến giờ vẫn được để ở vị trí trang trọng tại cơ quan.
Sự "mở hàng" mát tay này từ "Ước mơ của Thuý" mà vài năm sau đó Tuổi Trẻ cũng có vàng.
Nhắc lại là không quên những buổi họp sôi nổi bàn kịch bản với anh Dương Thành Truyền (nguyên phó tổng biên tập) - người đã đặt hàng và theo sát tiến độ thực hiện, những cái "meo" thắc mắc của trưởng phòng Hoài Lê , không thể quên những ngày rét căm căm đội mưa với nhóm Chắp cánh ước mơ của chị Nguyễn Nguyễn Phan Quế Mai, toát mồ hôi cùng các bé bệnh nhi vì góc nhìn của anh quay phim Hữu Hạnh, những ngày vật vã cùng Buong Nguyen rồi tất cả đổ sông vì máy dựng bị phân mảnh ổ cứng và phải chờ máy sắp xếp lại dữ liệu mới được làm tiếp trong khi hạn đem phim đi thi đã cận kề.
Làm sao quên được những ngày mình ôm thành phẩm đi gặp các đạo diễn tên tuổi trong nghề chiếu phim cho họ xem và xin được góp ý. Rồi những ngày cùng Oanh Tố Oanh bàn ý tưởng, lên kịch bản, chạy thủ tục xuất bản gửi phim đi Mỹ, xuống mộ Thuý "tham khảo" ý kiến, tìm nhạc...
rồi cùng Huynh Tran Thi Ngon bàn cách viết lời bình. Mời anh Trọng Thanh Vũ thể hiện lời bình...để đến khi phim được Hội nghị Ung thư thế giới chọn ra từ hơn 100 phim tham gia chương trình đó vẫn chưa được thở phào.
Cuối năm 2008 khi liên hoan truyền hình phát động mình đã mạnh dạn đề nghị trưởng phòng cho đem đi dự thi.
Thông lệ của Liên hoan là đơn vị nào có phim dự thi cũng đều có người tham gia hoạt động chuyên môn này. Nhưng báo Tuổi Trẻ là đơn vị duy nhất gửi phim dự thi mà không có người đến Liên hoan. Thậm chí, khi phim được Huy chương vàng là mong muốn của tất cả những đơn vị làm truyền hình thì "Ước mơ của Thuý" phải nhờ người đi nhận giải giùm.
Dẫu vậy, mỗi lần nhắc tới thì "Ước mơ của Thuý" vẫn là phim đem lại sự ấm áp nhất với nghề. Cái huy chương vàng duy nhất (sau này có hcv nhưng biểu trưng toàn bằng meka, không có vàng) đến giờ vẫn được để ở vị trí trang trọng tại cơ quan.
Sự "mở hàng" mát tay này từ "Ước mơ của Thuý" mà vài năm sau đó Tuổi Trẻ cũng có vàng.