Để tên vua không còn đáng sợ khi viết
Việt nam vốn là một nước có truyền thống văn hóa lâu đời. Chính vì vậy, các danh xưng trong xã hội luôn là một vấn đề phức tạp và rắc rối. Trong đó, không thể không kể đến tên các vị vua, chúa trong lịch sử. Chúng tôi đã từng tiếp xúc với nhiều phóng viên gặp khó khăn trong trong vấn đề viết tên các vị vua. Nhiều người trong số họ thắc mắc rằng phải viết thế nào cho đúng với lịch sử và không bị gọi là vô lễ. Dù vấn đề kỵ húy đã không còn bị đặt nặng trong xã hội hiện đại ngày nay, thế nhưng chúng ta- những người làm nghề viết vẫn nên biết cách gọi tên các vị vua, phần để truyền bá văn hóa dân tộc, phần để không mắc tội với tiền nhân.
Ngọ Môn Huế - Ảnh: Internet
Nên gọi tên nào và khi nào?
Đối với lịch sử Việt Nam, các vị vua thường có 4
danh hiệu trong suốt cuộc đời. Trong đó có những tên nên gọi và những tên không
nên gọi.
Tên húy: Là tên do cha mẹ đặt ra lúc lọt lòng. Nếu là những bài viết lịch sử, giới thiệu về thân thế và tên của các vua thì có thể viết, còn bình thường thì nên tránh gọi ra vì nó không mang tính tôn trọng tiền nhân. Hãy thử tưởng tượng xem, nếu có ai đến nhà ta và gọi thẳng tên của ông bà ta ra, ta sẽ cảm thấy như thế nào? Thế nên tên này tốt nhất nên hạn chế dùng.
Ví dụ: Tên húy của vua Trần Nhân Tông là Trần Khâm
Tên
húy của vua Hàm Nghi là Nguyễn Phúc Ưng Lịch
Niên
Hiệu: Niên hiệu là tên gọi một giai đoạn trị vì của các vị
vua. Trong suốt quá trình trị vì của mình, mỗi vị vua có thể có một hay nhiều
niên hiệu. Sau các niên hiệu thường là số năm. Trong các sử liệu cổ để lại, ta
thường ít thấy viết rõ năm mà chỉ gọi bằng số năm của niên hiệu.
Ví dụ năm đầu tiên vua Hàm Nghi lên ngôi sẽ là năm Hàm Nghi thứ nhất, năm tiếp theo sẽ là thứ 2, thứ 3 vv… Vì vua Hàm Nghi lên ngôi năm 1884, nên khi đọc sử liệu thấy ghi năm Hàm Nghi thứ nhất, ta biết ngay năm đó là 1884, năm Hàm Nghi thứ 2 sẽ là 1885, thứ 3 là 1886, cứ thế mà đếm ra.
Đối với các vua thời Nguyễn, niên hiệu cũng là tên thường được dùng để gọi các vua. Như vua Kiến Phúc, vua Hiệp Hòa, vua Đồng Khánh, tất cả những tên ấy đều là niên hiệu. Đây là một tên rất nên gọi, vì nó gắn liền với lịch sử và không mang tính xúc phạm. Nhiều phóng viên thắc mắc rằng, nếu viết tên các di tích như lăng Hiệp Hòa, lăng Tự Đức, hay lăng Gia Long mà không viết là lăng vua Hiệp Hòa, lăng vua Tự Đức hay lăng vua Gia Long thì có thất lễ không? Hoàn toàn không, vì đó không phải là tên thật, hoàn toàn có thể dùng như vậy.
Ví dụ năm đầu tiên vua Hàm Nghi lên ngôi sẽ là năm Hàm Nghi thứ nhất, năm tiếp theo sẽ là thứ 2, thứ 3 vv… Vì vua Hàm Nghi lên ngôi năm 1884, nên khi đọc sử liệu thấy ghi năm Hàm Nghi thứ nhất, ta biết ngay năm đó là 1884, năm Hàm Nghi thứ 2 sẽ là 1885, thứ 3 là 1886, cứ thế mà đếm ra.
Đối với các vua thời Nguyễn, niên hiệu cũng là tên thường được dùng để gọi các vua. Như vua Kiến Phúc, vua Hiệp Hòa, vua Đồng Khánh, tất cả những tên ấy đều là niên hiệu. Đây là một tên rất nên gọi, vì nó gắn liền với lịch sử và không mang tính xúc phạm. Nhiều phóng viên thắc mắc rằng, nếu viết tên các di tích như lăng Hiệp Hòa, lăng Tự Đức, hay lăng Gia Long mà không viết là lăng vua Hiệp Hòa, lăng vua Tự Đức hay lăng vua Gia Long thì có thất lễ không? Hoàn toàn không, vì đó không phải là tên thật, hoàn toàn có thể dùng như vậy.
Ví dụ: Niên hiệu thời vua Trần Nhân Tông là Thiệu Bảo
và Trùng Hưng
Niên hiệu vua Hàm Nghi là Hàm Nghi.
Thụy
Hiệu: Chữ thụy có nghĩa là tốt, thụy hiệu có nghĩa là tên
tốt. Thụy hiệu là danh hiệu được người kế nhiệm đặt cho một vị vua khi ngài qua
đời. Thụy hiệu thường là những từ ngữ ca tụng đức tính của vị vua quá cố. Tên
này thường khá dài và thường không ai gọi tên này.
Ví dụ: Thụy hiệu của vua Trần Nhân Tông là : Pháp
Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh
Duệ Hiếu Hoàng Đế.
Thụy hiệu của vua Gia Long là: Khai Thiên Hoằng Đạo Lập
Kỷ Thùy Thống Thần Văn Thánh Vũ Tuấn Đức Long Công Chí Nhân Đại Hiếu Cao
Hoàng Đế.
Vua Trần Nhân Tông - Ảnh: Internet
Miếu
hiệu: Đây cũng là tên gọi của các vị vua sau khi mất. Tên
này được vua kế nhiệm và các triều thần đặt. Đây là loại tên phổ biến và rất
nên sử dụng trong các bài viết. Các tài liệu lịch sử cũng sử dụng tên này.
Đối với những vị vua khai sáng triều đại, miếu hiệu
của các vị thường có chứ Tổ.
Ví dụ: Lý Thái Tổ ( Lý Công Uẩn), Lê Thái Tổ ( Lê Lợi)
Ví dụ: Lý Thái Tổ ( Lý Công Uẩn), Lê Thái Tổ ( Lê Lợi)
Còn đối với những vị vua kế nhiệm, miếu hiệu thường
có chữ Tông.
Ví dụ: Lê Thánh Tông, Lê Thần Tông, Lý Huệ Tông.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đặc biệt. Như
vào thời Trần, vị vua sáng lập triều đại là Trần Thái Tông, không phải Thái Tổ.
Có nhiều tư liệu cho rằng, vì lúc cậu bé Trần Cảnh lên ngôi, cha ông là Trần Thừa
vẫn còn sống nên ông không lấy chữ Tổ.
Đối với triều Nguyễn, ngoài vua Gia Long- người sáng
lập triều đại được gọi là Thế Tổ ra, còn có vua Minh Mạng được gọi là Nguyễn
Thánh Tổ và vua Thiệu Trị được gọi là Nguyễn Hiến Tổ. Hơn nữa, vua Nguyễn còn
được gọi bằng cách lấy Miếu hiệu gắn với chữ cuối của Thụy hiệu. Có lẽ hơi phức
tạp nên những người viết và nghiên cứu lịch sử thường dùng niên hiệu để gọi các
vua Nguyễn. Còn đúng ra thì nên gọi Miếu hiệu:
Ví dụ: Vua Gia Long: Thế Tổ Cao hoàng đế ( Thế Tổ là
miếu hiệu, Cao trong thụy hiệu)
Vua
Đồng Khánh: Cảnh Tông Thuần hoàng đế ( Cảnh Tông là miếu hiệu, Thuần trong thụy
hiệu).
Dù
nói dài dòng nhưng tóm lại, khi nói về các vị vua trong lịch sử, ta phải nên
dùng Miếu hiệu. Miếu hiệu là loại tên để đời sau gọi các vua một cách cung
kính, lại đúng với lịch sử. Do đó, nếu gặp các tên có những chữ "Tổ”, “Tông”
thì ta không cần đắn đo, cứ thoải mái viết mà không sợ mạo phạm hay gọi sai.
Đối với đời Nguyễn, ta có thể gọi niên hiệu nếu
các Miếu hiệu khó nhớ. Điều này cũng được lịch sử cho phép. Ta chỉ nên hạn chế
gọi tên húy một cách tùy tiện, chỉ gọi ra khi cần thiết. Vì lẽ, ông bà ta mà ta
không tông trọng, làm sao bắt các nước khác tôn trọng cho được?
Hy
vọng rằng với bài viết sơ lược này có thể phần nào giúp các bạn không còn sợ gọi
tên các vua trong những bài viết của mình.
Tài liệu tham khảo:
Định Nguyên
Tài liệu tham khảo:
Đại Việt sử kí toàn thư
Khâm định Việt sử thông giám
cương mục